Kinh nghiệm cạnh tranh của nhà thuốc mới mở

Với tốc độ tăng trưởng cao, tiêu dùng dược phẩm của Việt Nam sẽ nhanh chóng chạm ngưỡng 7,27 tỉ USD vào năm 2019 theo ước tính của BMI. Thị trường bán lẻ sôi động với sự tham gia của các “ông lớn” ngành dược như Phano, Eco, Pharmacity… đang tạo ra sức ép không nhỏ đối với nhà thuốc tư nhân mới mở.

Vài năm trở lại đây, các hiệu thuốc Tây tăng nhanh về số lượng với hình thức tương đối giống nhau đòi hỏi những nhà thuốc mới mở cần cải tiến trong quản lý kinh doanh và tạo ra khác biệt để tồn tại.

Nhà thuốc có vị trí, địa điểm đẹp dễ hút khách hơn

Các nhà thuốc lớn hiện đại thường lựa chọn vị trí ở các con phố lớn hoặc đường quốc lộ để mở tiệm kinh doanh. Tuy nhiên, thói quen của người Việt khi ốm đau thường tìm đến những hiệu thuốc gần nhà. Vì vậy, các nhà thuốc truyền thống hoặc hiệu thuốc Tây nhỏ mới mở vẫn có lợi thế hơn trong việc len lỏi khắp mọi nơi. Lựa chọn vị trí đông dân cư, gần trường học hoặc bệnh viện là bạn đã có thể tận dụng được nguồn khách quen thường xuyên và ổn định rồi đấy.

Cạnh tranh bằng chất lượng và giá bán

Xây dựng nhà thuốc đạt chuẩn GPP nhằm tạo dựng uy tín đối với người tiêu dùng. Uy tín của nhà thuốc thể hiện rất rõ ở chất lượng thuốc và giá cả. Chẳng người bệnh nào muốn mất nhiều tiền mà bệnh lâu khỏi. Hãy đảm bảo rằng nguồn cung ứng thuốc chất lượng, người bán cần nắm rõ lượng thuốc tồn kho và cận date để tránh gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh. Có thể sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc Moss Pharma của Techmoss để kiểm soát đầu ra, đầu vào của thuốc một cách dễ dàng.
Hơn nữa, tâm lý người bệnh tìm đến nhà thuốc thường không mấy ai mặc cả mà đặt trọn niềm tin vào tư vấn của dược sĩ. Nắm bắt đ
ược điều này, nhiều người bán thường có xu hướng dùng thuốc ngoại với giá “cắt cổ” hoặc gợi ý dùng thêm thuốc phụ trợ để tăng doanh thu bán hàng. Cách này tạm thời có thể giúp hiệu thuốc có lời, nhưng về lâu dài chắc chắn người bệnh sẽ tìm đến các nhà thuốc khác có giá bán hợp lý hơn.

Cạnh tranh bằng dịch vụ và tư vấn bán hàng

Để chiếm được cảm tình của khách hàng, nhân viên bán thuốc phải giỏi trong giao tiếp, dùng cách nói chuyện nhẹ nhàng, lịch sự để bệnh nhân cởi mở hơn trong việc mô tả triệu chứng, tiền sử bệnh. Từ đó dược sĩ kê đơn đúng liều lượng, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện những thói quen tốt giúp giảm tình trạng bệnh. Đặc biệt, khi nhận thấy người bệnh có triệu chứng nghiêm trọng, dược sỹ cần tư vấn cho họ đi khám ở các tuyến cao hơn, tránh trường hợp bệnh nhân tự mua thuốc, tự chữa trị ở nhà dẫn đến hậu quả xấu vì không phát hiện kịp thời.

Các yếu tố khác làm tăng sự cạnh tranh của nhà thuốc mới mở

Yếu tố đầu tiên là sắp xếp quầy thuốc khoa học, thuận tiện, thoáng mát và sạch sẽ. Thay đổi mẫu mã sản phẩm, tạo cảm giác an tâm cho khách hàng.
Tuyển dụng và đào tạo được nhân viên tư vấn bán hàng chuyên nghiệp. Xây dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thuốc và các khách hàng xung quanh hiệu thuốc.
Đặc biệt, nếu áp dụng phần mềm quản lý nhà thuốc Moss Pharma bạn có thể kiểm soát và phân loại thuốc, lưu trữ thông tin theo hệ thống, tìm kiếm sản phẩm một cách dễ dàng. Phần mềm còn giúp bạn chống thất thoát hàng hóa hiệu quả, yên tâm quản lý từ xa khi bận việc ở phòng khám hay bệnh viện.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »